Uống rau má có lợi gì

Rau má dễ trồng và sử dụng rau má cũng khá đơn giản nên nhiều người đã sử dụng nó như một loại thức uống hàng ngày.

Thành phần hóa học trong rau má.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như beta carotene, sterol, saponin, alkaloid, flavonol, saccharide, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali, kẽm, các loại vitamins B1, B2, B3, C, K… Các thành phần này sẽ thay đổi tùy theo từng khu vực hoặc mùa thu hoạch.

Trong 100g chiết xuất từ dược liệu này có chứa 88,2g nước; 3,2g đạm; 1,8g tinh bột; 4,5g cellulose; 3,7mg vitamin C; 0,15mg vitamin B1; 2,29mg canxi; 2mg phốt pho; 3,1mg sắt; 1,3mg beta carotene…

Tác dụng của rau má với sức khỏe con người

Theo Đông y, rau má là loại thảo dược có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, sốt, sởi, vàng da, vàng mắt, thường được dùng để hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ, làm máu lưu thông tốt hơn, nhất là ở tĩnh mạch và mao mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ.
Hạ sốt

Khi trẻ bị sốt có thể dùng rau má, rửa sạch, vò nát, đổ xâm xấp nước, đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút rồi chắt ra cốc lớn. Cứ khoảng một tiếng cho trẻ uống vài thìa. Trẻ sẽ giảm sốt.

uong-nuoc-rau-ma-co-tot-khong

Giúp tăng trí nhớ

Lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

Tốt cho các bệnh tim mạch

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.

Uống nước rau má thay nước lọc
Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ, vì mong muốn nhanh chóng có làn da mượt như nhung, đánh bay những nốt mụn đáng ghét trên da rất thường gặp vào mùa hè mà tìm đến nước rau má. Nhiều người cho rằng uống càng nhiều càng tốt, càng giúp giải nóng trong nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất. Thực tế thì không phải vậy.

Có thể bạn quan tâm: Cách làm nước ép táo giải nhiệt mùa hè

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là còn kiểu uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày, bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường.

Rau má có mặt trong những bài thuốc dân gian nào?

Dưới đây là một số cách dùng loài cây này để chữa bệnh:

  • Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ: Rửa sạch 30–40g rau má (lấy toàn bộ cây), thêm ít muối. Bạn có thể ăn sống hoặc luộc.
  • Chữa đau bụng kinh nguyệt, đau lưng: Hái rau lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.
  • Chữa vàng da do thấp nhiệt: Sắc uống 30–40g rau má với 30g đường phèn.
  • Chữa tiểu ra máu: Lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
  • Chữa táo bón: Giã 30g cây tươi và đắp vào rốn.
  • Chữa áp xe vú giai đoạn đầu: Sắc uống rau má và vỏ cau. Bạn có thể pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả.
  • Chữa lở loét vùng lưng: Cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt hòa với bột nếp thành dạng hồ rồi thoa lên vùng bị tổn thương.
  • Chữa nhọt: Cây được rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề: Giã nát 20–30g cây tươi, vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.
  • Chữa viêm họng và viêm amiđan: Rửa sạch 60g cây tươi, giã nát, ép lấy nước, hòa với một chút nước ấm và uống.
  • Chữa xuất huyết: Lấy 30–100g cây tươi sắc uống hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống.
  • Chữa giải ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm: Giã nát rau má tươi, vắt lấy nước uống, có thể pha thêm một chút đường phèn.
  • Cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Lấy 1 nắm thảo dược tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.
  • Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống: Rửa sạch một nắm to rễ cây, để ráo nước, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo.
  • Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Rửa sạch 30–100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.

Xem thêm tin y dược khác: bông đu đủ đực có tác dụng gì